Skip to content

The making of a brand, starting from a logo

(5-min-read)

I have never stopped experimenting with new things, as a hobby, in order to figure out who I am. And from what I have learned in designing, I would like to share with you an aspect of it, which is how to make a brand.

Tôi vẫn luôn không ngừng trải nghiệm những điều mới mẻ, như một thói quen, nhằm tìm hiểu xem bản thân mình là ai. Và từ những gì học được liên quan đến thiết kế, tôi mong được chia sẻ cho các bạn về một khía cạnh của nó, đó là cách để tạo ra một thương hiệu.

You might have seen a brand before. It’s the look that catches your attention and the value that reaches your mind.

Chắc hẳn các bạn đã từng trông qua một thương hiệu. Nó là cái khiến bạn phải để ý, để rồi hớp hồn bạn bằng ý nghĩa của nó.  

(How many of those brands can you recognize?)
(Có bao nhiêu thương hiệu trên mà bạn có thể nhận ra?)

The definition of a brand lies in the message it conveys. For example, a sport drink company would want a brand that inspires an idea of freshness, youth and energy. Besides that, a brand must also have a target, a specific group of people who would be able to understand and relate to it, thus, buy said message and any product of that brand.

Định nghĩa của một thương hiệu phụ thuộc vào thông điệp mà nó truyền tải. Lấy ví dụ, một công ty nước giải khát thể thao muốn một nhãn hiệu nào có thể khơi gợi một cảm giác tươi mới, trẻ trung và giàu năng lượng. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng cần phải có một đối tượng, một nhóm người có thể hiểu và quan tâm đến nó, dẫn đến việc tin tưởng và móc hầu bao cho thương hiệu đó.

With that in mind, we can begin to design a brand by multiple means, starting with what we have. Let’s say we need a brand for a pastry shop, which is known for having the best raspberry pie in your local area, named Raspy. Now, what are the first things you can think of?

Từ những điều trên, ta có thể bắt đầu thiết kế ra một thương hiệu theo nhiều cách khác nhau, xuất phát từ những gì ta biết. Giả sử là chúng ta cần một thương hiệu cho một tiệm bánh ngọt, nức tiếng trong khu bạn sống bởi những mẻ bánh mâm xôi đỏ tuyệt vời, tên tiệm là Raspy. Bây giờ, đâu là những gì hiện lên trong tâm trí bạn đầu tiên?

I think we should aim for a sense of coziness and friendliness for our brand, which is typical for a pastry shop or any kind of facility in the food and beverage industry. The brand’s main target should be for young adults, who would likely be attracted to such an impression.

Tôi nghĩ là chúng ta nên hướng đến một cảm giác ấm cúng và thân thiện cho thương hiệu của mình, rất điển hình khi nghĩ đến một tiệm bánh ngọt, hay các cơ sở kinh doanh khác trong lĩnh vực ăn uống. Đối tượng chính mà thương hiệu nhắm đến nên là thanh niên, những người mà nhiều khả năng sẽ bị ấn tượng bởi cảm giác đó.

The vibrant reddish color of the raspberry filling should be the main color in designing, as we want to highlight the shop’s iconic product. Not only that, a lively red is known to stimulate appetite, as it’s a color of most fresh fruits and vegetables, which explains why it is used a lot in food and drink brands. 

Sắc đỏ tươi tắn của nhân bánh mâm xôi nên là màu chủ đạo trong thiết kế, bởi chúng ta muốn nhấn mạnh vào sản phẩm đặc trưng của cửa tiệm. Không những thế, màu đỏ đầy sức sống được cho là có thể kích thích vị giác, vì nó là màu sắc phổ biến của rau củ và trái cây chín, và cũng là lý do vì sao nó luôn được dùng trong các nhãn hiệu đồ ăn thức uống. 

Aside from the main color, we would also need supporting ones. In our case, it would be powdered sugar white, and many shades of brown, representing the crunchy baked crust.

Bên cạnh màu chủ đạo, chúng ta cũng cần đến những màu phụ trợ. Trong trường hợp này, đó sẽ là màu trắng của đường cát và các sắc thái của màu nâu, đại diện cho vỏ bánh nướng giòn rụm.

(A collection of red fruits, see if you feel hungry from looking at this picture or not)

(Những trái cây có màu đỏ, hãy nhìn xem, liệu bạn có cảm giác đói hay không)

From what we have, we can now design a logo, a simple imagery that represents our brand visually. This logo should be a drawing of a raspberry. Then, we can edit it to have the mentioned colors. Here are my examples:

Từ những gì ta có, giờ ta có thể thiết kế ra một logo, một hình ảnh đơn giản đại diện cho thương hiệu một cách trực quan. Logo này nên là hình vẽ của một quả mâm xôi. Sau đó, ta có thể chỉnh sửa nó cho có màu sắc như đã đề cập ở trên. Sau đây là ví dụ của tôi:

(Original icon from Flaticon.com)     (Edited using Pixlr) 
(Icon gốc  từ Flaticon.com) (Chỉnh sửa bằng Pixlr)

Next, we might want to have our brand name in the logo. The font choice for the brand name should be according to the kind of impression we should be aiming for. As we want an image of warmth, I think a handwriting font style would be the best match. Here is my suggestion:

Tiếp theo, ta nên đặt tên thương hiệu của mình vào trong logo. Phông chữ cho cái tên này nên dựa theo cái ấn tượng mà chúng ta hướng đến. Vì chúng ta muốn có một hình ảnh ấm áp, tôi cho rằng một phông chữ viết tay sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Đây là gợi ý của tôi:

(Edited using Canva)
(Chỉnh sửa bằng Canva)

Using the above logos, we can now make many things that would serve the purpose of getting awareness from potential customers to our pastry shop. Take the below social media illustration I made as an example:

Từ các logo trên, chúng ta giờ có thể làm ra nhiều thứ có thể giúp quảng bá hình ảnh của tiệm bánh đến với các khách hàng tiềm năng. Lấy thí dụ hình đăng trên mạng xã hội mà tôi tạo ra dưới đây:

(Edited using a template from Canva)

(Chỉnh sửa theo bản mẫu từ Canva)

Another example is how we can apply the simpler logo in serving plates and tea cups in our pastry shop.

Một ví dụ khác nữa là cách mà chúng ta có thể áp dụng cái logo đơn giản hơn vào dĩa và tách dùng để phục vụ khách tại cửa hàng.

(Edited using products of Crate & Barrel and IndiaMart from Google, in Pixlr)

(Chỉnh sửa dựa theo sản phẩm của Crate & Barrel và IndiaMart từ Google, bằng Pixlr)

As of now, we can settle down with the above raspberry pie logos. Eventually, we would need to think about editing them according to changes in the market, preferences of target customers, the appearance of new communication technologies or popular art trends.

Tạm thời, chúng ta có thể sử dụng các logo hình quả mâm xôi trên. Nhưng sau này, chúng ta sẽ phải nghĩ đến việc chỉnh sửa chúng, dựa trên những thay đổi ở thị trường, thị hiếu của khách hàng, hay sự xuất hiện của các công nghệ liên lạc hay xu hướng nghệ thuật mới.

(Pepsi’s logo changing over the time, found in WebUrbanist, made by InstantShift)

(Sự thay đổi logo của Pepsi theo thời gian, ở WebUrbanist, làm bởi InstantShift)

Regardless of logo choices, a more important and arduous task in making a brand is developing it to be popular. A good example for this, as I can think of, is Google. If you have ever used the word “googling” as a synonym for “search” or “look up”, it means that Google has been successful in their marketing strategy, by making their brand into a part of everyday life.

Dù lựa chọn logo có như thế nào, một nhiệm vụ quan trọng và gian nan hơn là phát triển thương hiệu trở nên phổ biến hơn. Một ví dụ rõ ràng mà tôi có thể nghĩ đến là Google. Nếu bạn có bao giờ dùng từ “lên gu-gồ”, như một từ đồng nghĩa với “tìm kiếm” hay “tra cứu”, thì có nghĩa là Google đã rất thành công trong chiến lược marketing của mình, bằng việc khiến cho thương hiệu của họ trở thành một phần trong đời sống hằng ngày.

Instead of in-depth marketing planning, growing a brand is simply about making it more relevant to its target. For Raspy, we might need to have social media activities and online interactions, decorating the shop to inspire a sense of relaxation, coupons and souvenirs, like shirts or keychains.

Thay vì phải lên kế hoạch marketing chi tiết, việc phát triển một thương hiệu chỉ đơn giản là làm sao cho nó phù hợp hơn với đối tượng của nó. Đối với Raspy, chúng ta cần các hoạt động và tương tác đều đặn trên mạng xã hội, trang trí cửa tiệm để tạo cảm giác thoải mái, coupon và quà lưu niệm, như áo thun và móc gắn chìa khoá.

To make it clear, as Raspy’s target are young adults, posting regularly would help draw their attention. In addition, interior decoration would allow them to have an expression space, in short, selfie, thus giving our brand more social media exposure. As for coupons and souvenirs, they are simply trinkets that would make Raspy’s patrons happier. I mean who would not when receiving a present. 

Cụ thể, vì đối tượng mà Raspy hướng đến là thanh niên, nên việc đăng tải thường xuyên sẽ giúp thu hút sự chú ý của họ. Bên cạnh đó, nội thất trang trí sẽ cho phép họ có được không gian để thể hiện bản thân, nói đúng hơn là selfie, cũng là giúp phổ biến hình ảnh của thương hiệu chúng ta.  Đối với coupon và quà lưu niệm, chúng đơn thuần là những món quà nho nhỏ làm vui lòng những khách đến mua hàng tại Raspy. Suy cho cùng, ai lại chẳng vui khi được tặng quà.

(An example of a pleasant space that we can learn to develop the Raspy brand. The image from a coffee shop called Matchstick in Vancouver, Canada)

(Một ví dụ của một không gian dễ chịu mà ta có thể học hỏi để phát triển thương hiệu cho Raspy. Hình ảnh từ một quán cà phê tên là Matchstick ở Vancouver, Canada)

(An example for a merchandised Raspy keychain, edited in Pixlr using a template from Pinterest by Zazzle)

(Ví dụ cho một móc gắn chìa khoá mang nhãn hiệu Raspy, chỉnh sửa bằng Pixlr từ bản mẫu trên Pinterest của Zazzle)

Another noticeable thing about brand development is its genuine message. As for our pastry shop, it would be the sincere hospitality and comfortable atmosphere when a visitor is welcomed. This aligns with the warmth that we have decided for our brand.

Một điều đáng quan tâm khác về việc phát triển thương hiệu là thông điệp thành thật của nó. Đối với tiệm bánh của chúng ta, đó sẽ là lòng hiếu khách thực lòng và cái không khí thoải mái mỗi khi khách hàng được chào đón. Điều này phù hợp với sự ấm áp mà chúng ta ấn định cho thương hiệu của mình.

In conclusion, there are many things you can do to further improve the image of your brand, starting from a logo, for better communication with any potential customer. Despite that, it is critical to be honest about the message of your brand in order to maintain their trust for your own long term benefits.

Nói tóm lại, có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm để tiếp tục phát triển hình ảnh của thương hiệu của bạn, bắt đầu từ logo, để tương tác tốt hơn với khách hàng tiềm năng. Mặc dù vậy, điều quan trọng là phải thành thật về thông điệp của bạn cho thương hiệu của mình để giữ lấy niềm tin của họ vì lợi ích lâu dài của chính bạn. 

Instead of a product, you can make a brand that represents you. Who do you want yourselves to be known as? From your honest answers for this question, you can then work on improving yourself and your relationship with others. Perhaps, in another blog, we can have a more detailed insight into that. 

Thay vì sản phẩm, bạn cũng có thể tạo ra một thương hiệu cho chính bản thân mình. Bạn muốn được biết đến là một người như thế nào? Từ chính những câu trả lời thật lòng của mình cho câu hỏi đỏ, bạn sẽ có thể bắt đầu phát triển bản thân và các mối quan hệ. Có lẽ, ở một bài viết khác, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận cụ thể hơn về vấn đề này.

I hope that my article is interesting and helpful to you. Thank you for reading.

Tôi mong rằng bài viết này của mình hấp dẫn và hữu ích với bạn. Xin cảm ơn vì đã đọc.