Skip to content

Career Chronicles: 2 Lessons that Landed Me My Dream Job!

(5-min-reading)

Greeting everyone,

Thân chào mọi người,

Short introduction about the author:

  • Name: Hoang Phuoc
  • Occupation: Data Analyst
  • Age: 18
  • Common ground between you and me: panic about the future, peer pressure from friends, and FOMO everytime, everything, everywhere (all at once).

Sơ lược về người viết bài này:

  • Tên cúng cơm: Hoàng Phước
  • Nghề nghiệp: Data Analyst
  • Tuổi: 18
  • Điểm chung giữa cậu và mình: hoảng loạn về tương lai, peer pressure với bạn bè, và FOMO mọi lúc mọi nơi.

I’m just a regular salaryman like many others, with a day that’s just like any other, going to work from 8:30 to 18:00, regularly.

Mình cũng là một nhân viên văn phòng bình thường như nhiều người, với một ngày cũng như mọi ngày, đi làm từ 8:30 đến 18:00, đều đặn. 

Well, I have to admit, not every day in the office is a bluefish day for me. There are days when I’m a redfish, and I completely hate everything around me. Nevertheless, there’s one thing that remains true up to this moment: I LOVE this job.

Chà, phải thừa nhận, không phải lúc nào ở văn phòng mình cũng là blue fish. Có những ngày mình là red fish, và mình cực kì chán ghét mọi thứ xung quanh. Dẫu vậy thì, có một thứ vẫn đúng đến thời điểm hiện tại, đó là mình YÊU công việc này.

 

“So, how???”.

“Wow, làm thế nào???”.

 

Have you ever wondered and asked yourself: Who am I? What do I like? Why do I keep searching but don’t know what I truly love? How do I know what job suits me? If so, shake hands!.

Cậu đã từng thắc mắc và tự đặt câu hỏi: Tôi là ai? Tôi thích cái gì? Sao tôi tìm mãi mà không biết bản thân thích cái gì? Làm sao để tôi biết được đâu là công việc phù hợp với mình? Nếu có, bắt tay nào!

 

I’ve had the opportunity to talk with many other students and found out that most of them have similar concerns. So, in this blog, I want to convey 02 lessons I’ve learned to help find my current dream job. I hope that this blog could be somewhat valuable to you all.

Mình có cơ duyên được trò chuyện với nhiều bạn sinh viên khác, và biết được phần nhiều trong các bạn ấy cũng có những lắng lo tương tự. Vậy nên, trong bài blog này, mình muốn truyền tải 02 bài học mình đúc kết để có thể tìm được công việc yêu thích hiện tại. Hy vọng rằng bài blog này sẽ phần nào có giá trị cho các cậu.

1. Accepting Yourself (Chấp nhận bản thân)


First of all, I want to share my own story with you guys. Back in my high school, I, just like many other students, was clueless about what I really liked or wanted to do.

Trước hết, mình muốn kể cho các cậu câu chuyện của bản thân mình. Hồi học cấp ba, như bao đứa học sinh khác, mình mông lung không biết bản thân mình thật sự thích công việc gì, muốn làm cái gì.

 

I knew I liked Maths and Informatics. When I first encountered Pascal in 11th grade, I fell in love with the logic and problem-solving it offered. Despite being advised by many people around me to pursue a degree in Computer Science, I stubbornly refused, for a silly reason: because my older brother had studied that field, so I didn’t want to follow the same path (face with tear of joy emoji :|).

Mình biết mình thích Toán và Tin học. Ngay khi tiếp xúc Pascal vào năm lớp 11, mình đã thấy yêu thích sự logic và giải quyết những bài toán trong đấy. Được nhiều người thân xung quanh khuyên rằng nên theo học ngành CNTT, nhưng mình vẫn nhất quyết không chịu, chỉ vì một lý do ngớ ngẩn, đó là do anh hai mình đã học ngành đó, nên mình không muốn đi theo con đường đấy nữa (mặt cười ra nước mắt :|). 

 

Afterward, I chose a field that I knew nothing about - a field that I later discovered was related to Economics, and I didn’t even bother to research it thoroughly when making the final decision. I chose that major because my best friend said it would be a hot field in the future (awkward smiley face, and silence…).

Sau đó, mình chọn một ngành học mà mình chẳng mảy may biết tí gì về nó - một ngành mà sau này mình mới biết nó là ngành thuộc về kinh tế, và mình thậm chí còn chẳng thèm tìm hiểu kĩ về nó khi chốt nguyện vọng. Mình chọn ngành đấy là vì đứa bạn thân bảo đó sẽ là ngành hot trong tương lai (mặt cười gượng gạo và không nói nên lời…).

 

During my university years, I chose to major in Industrial Management. In a nutshell, this field focuses on operating activities in manufacturing plants, factories, such as production planning, inventory management, operation management, quality management, supply chain management… Hmm, (chuckles)..., and once again, I chose this major because I heard “rumors” that it was more prestigious, and graduates had better jobs compared to the other major (Business Administration).

Trong quá trình học đại học, mình chọn chuyên ngành là Quản lý Công nghiệp. Một cách tóm lược thì đây là ngành học về những hoạt động vận hành trong xưởng sản xuất, nhà máy, như hoạch định sản xuất, quản lý tồn kho, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng… Hmm, (cười trừ)..., và một lần nữa, mình chọn ngành này vì nghe “đồn” rằng chuyên ngành này nổi hơn, ra trường có việc tốt hơn chuyên ngành còn lại (Quản trị Kinh doanh). 

 

However, during my studies, I realized that I didn’t enjoy the nature of work in that major, and I was more suited to the “strategic” nature of the other. The turning point that made me realize I truly didn’t belong to this major was when I had the opportunity to do a study tour. During that time, I got to experience firsthand a manufacturing plant to understand the practical aspects of what I was studying. At that moment, I still thought it was my dream job. I believed I would “gemba” (a principle in Japanese business philosophy referring to going to the actual scene to observe production firsthand), observe machinery and equipment, improve processes, collect data, and develop businesses. For those who love machinery, equipment, processes, assembly lines, enjoy watching the “rhythm” of operations, how individuals work together as a team, and seeing the overall process of how a product is produced, these are truly fascinating tasks.

Tuy nhiên, trong quá trình học, mình biết rằng bản thân mình không thích tính chất công việc của chuyên ngành QLCN, và mình phù hợp với tính “chiến lược” của chuyên ngành QTKD hơn. Đỉnh điểm khiến mình biết rằng mình thật sự không thuộc về chuyên ngành này là khi mình được đi kiến tập. Khi đó, mình được “sờ tận tay, day tận mắt” một nhà máy sản xuất để tìm hiểu về công việc thực tế cho những thứ mình đang học. Lúc bấy giờ, mình vẫn còn đang nghĩ đây là công việc trong mơ của mình. Và rằng mình sẽ gemba (một nguyên lý trong phương thức sản xuất của Nhật Bản để chỉ việc đích thân đi quan sát trực tiếp hiện trường sản xuất), đi quan sát máy móc thiết bị và cải tiến quy trình, thu thập số liệu và phát triển doanh nghiệp. Với những bạn yêu thích máy móc, thiết bị, quy trình, dây chuyền, thích nhìn “cái nhịp” vận hành, cách mà những cá nhân teamwork với nhau, và thấy được tổng thể cách một sản phẩm được ra lò, thì đây thật sự là những công việc vô cùng thú vị.

 

However, there was a small (actually not so small) factor that I overlooked when choosing that job. That is, I couldn’t stand the heat and noise of the factory. I am someone who easily sweats, and that is quite uncomfortable, especially when I have to walk around the factory, listen to the noise, and I don’t even care about watching the production lines running, let alone improving them. That was when I realized that I would absolutely - COULD NOT - be able to stick with this job for the long term.

Nhưng, một nhân tố nhỏ (thật ra không nhỏ) mà mình đã phớt lờ đi khi chọn công việc này. Đó là, mình không chịu được cái nóng và tiếng ồn của nhà máy. Mình là một đứa có cơ địa cực kì dễ đổ mồ hôi, điều đó không dễ chịu tí nào, khi mà phải đi tuần khắp nhà máy, nghe tiếng ồn, và thậm chí mình cũng chẳng mê mẩn gì cái việc nhìn mấy dây chuyền sản xuất chạy qua chạy lại, nói gì đến việc cải tiến chúng. Đấy là lúc mình biết được mình sẽ HOÀN TOÀN - KHÔNG THỂ NÀO - gắn bó được với công việc này lâu dài.

 

So, why did I know and still ignore it, leading to my dreams being shattered? It’s time to bring out this meme :D. 

Thế nhưng, sao mình biết mà mình vẫn phớt lờ để rồi vỡ mộng hở? Đã đến lúc mình dùng chiếc meme này rồi :D 

(This meme feels a bit out of place in this case, huh? :D)

(chiếc meme này có vẻ hơi lố trong case đây nhỉ :D)

 

I’ve had thoughts related to toxic masculinity. That I’m a boy, I have to be strong, whatever difficulties come, I could handle this without any problems. I used to worry, fearing how others would judge me. But in reality, society keeps moving, nobody actually cares about those things.

Mình đã từng có những suy nghĩ thuộc về tính nam độc hại. Đó là rằng mình là đứa con trai, mình phải mạnh mẽ như thế này như thế kia, bấy nhiêu đấy khó khăn thì nhằm nhò gì. Mình đã từng lo sợ như thế, sợ rằng người khác nhìn vào sẽ đánh giá mình như thế nào. Nhưng thật ra thì xã hội cứ thế vận động, chẳng ai quan tâm đến những chuyện đó cả.

 

What I want to share here is, listen to yourself.

Điều mình muốn chia sẻ ở đây, đó là, hãy lắng nghe bản thân.

 

Sometimes, we know what we like, want, or from another perspective, we know what we dislike, don’t want. However, when being affected by external factors and society, we either try to deny those aspects of ourselves, or try to “adapt” negatively to that pattern.

Đôi khi, chúng ta biết chúng ta thích cái gì, muốn cái gì, hoặc một góc độ khác, đó là chúng ta biết chúng ta không thích cái gì, không muốn cái gì. Tuy nhiên, khi bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài và xã hội, thì hoặc là chúng ta cố gắng chối bỏ những đặc điểm của bản thân như thế, hoặc là cố gắng “thích nghi” một cách tiêu cực với hình mẫu đó.

 

I don’t deny the value of adaptation. However, the reality is that sometimes, it’s the little things that determine whether we truly enjoy and appreciate what we’re doing or not.

Mình không phủ nhận giá trị của sự thích nghi. Song thực tế là có những thứ nhỏ bé như thế, lại quyết định chúng ta có thật sự tận hưởng và yêu thích những thứ chúng ta đang làm hay không. 

 

Recently, as I write these lines, it reminds me of The Whale (2022) - an outstanding drama film that won 2 Oscars. Each of us always has our own Moby Dick. Moby Dick is the name of a giant white whale - the creature that took away Captain Ahab’s leg and pride. Fueled by revenge, the captain relentlessly pursues and seeks to destroy the whale. But despite all efforts, the creature remains alive and sinks the entire crew along with Ahab into the deep blue sea.

Gần đây, khi viết những dòng này, nó gợi nhớ đến mình The Whale (2022) - bộ phim chính kịch xuất sắc đã ẵm 2 giải Oscar. Mỗi người chúng ta luôn có một Moby Dick (fan One Piece chắc nghe quen chứ :D). Moby Dick là tên của một cá voi trắng khổng lồ - thứ đã cướp đi một chân và niềm kiêu hãnh của Ahab. Mang lòng căm phẫn, vị thuyền trưởng này truy cùng diệt tận con cá voi. Nhưng sau mọi nỗ lực, con vật vẫn còn sống và nhấn chìm toàn bộ hải đoàn cùng Ahab xuống biển xanh sâu thẳm. 

In everyone’s life, almost everyone has their own pain, or deepest insecurities that we always try to deny by lying; weaving superficial images on the outside just to conceal it. We always think that we will become better by covering it up, painting over it, or avoiding it, like chasing our own Moby Dick. However, in reality, it’s still there, and we can’t be any better. Like Ellie - the daughter of the main character wrote in her essay:

“He’s just a poor big animal. And I feel bad for Ahab as well, because he thinks that his life will be better if he can kill this whale, but in reality it won’t help him at all...”.

Trong cuộc đời mỗi con người, hầu như ai cũng có những nỗi đau, những vết thương hay sự tự ti sâu thẳm nhất mà ta luôn cố gắng phủ nhận bằng cách nói dối; thêu dệt nên những hình ảnh phù phiếm bên ngoài chỉ để che dấu nó đi. chúng ta luôn nghĩ rằng mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi che đậy được nó, tô vẽ nó hay né tránh nó, như cách đuổi theo Moby Dick của mình. Thế nhưng thực sự, nó vẫn còn đó, và ta sẽ chẳng thể tốt hơn được. Như Ellie - con gái của nhân vật chính, đã viết trong bài luận của mình: 

“Nó chỉ là một con vật to lớn tội nghiệp. Và tôi cũng cảm thấy tồi tệ cho Ahab, bởi vì hắn ta nghĩ rằng cuộc sống của hắn sẽ tốt hơn nếu hắn ta có thể giết con cá voi này, nhưng trong thực tế nó sẽ không giúp ích gì cho hắn ta cả…”.

 

The story in the movie is a big metaphor. However, in each of us, Moby Dick could just be small things that we often intentionally overlook. Like in my story, it might simply be insecurity about family achievements, concerns about social prejudice, or ignoring personal traits, while chasing after the glittering things right in front of us.

Câu chuyện trong phim là một hình ảnh ẩn dụ to lớn. Song, ở mỗi chúng ta, Moby Dick có thể nó chỉ là những thứ nhỏ bé mà chúng ta hằng có chủ ý phớt lờ nó đi. Như trong câu chuyện của mình, nó chỉ đơn giản là sự mặc cảm về thành tựu của gia đình, lắng lo về định kiến xã hội, hay sự phớt lờ đặc điểm cá nhân, chạy theo hào nhoáng của những thứ trước mắt.

 

“The greatest happiness for an artist is to be as true to themselves as possible”. - Diva Ha Tran (quoted from Have a Sip - episode 170).

“Hạnh phúc nhất của người làm nghệ thuật là càng làm giống mình nhất càng tốt” - dẫn theo Diva Hà Trần (trích Have a Sip - tập 170).

Well, you see, I’ve tried changing directions, perspectives, and jobs several times, and that’s also what I’ve concluded as the second lesson.

Chà, các cậu thấy đấy, mình đã thử chuyển định hướng, tư duy, và công việc một vài lần khác nhau, và đó cũng là điều mình đúc kết được thứ hai.

2. Let’s just try! (Hãy dám thử!)

Before landing my current dream job, I experienced another job as well.

Trước khi đến được với công việc yêu thích ở hiện tại, mình đã trải nghiệm một công việc khác nữa. 

 

Once, when I realized I wasn’t suited for the jobs in that major,  I struggled to find something else that fit me. An idea struck me - Human Resources.

Đó là một lần, khi mình biết mình không phù hợp với những công việc của chuyên ngành đó, mình lại đau đầu tìm kiếm một thứ khác phù hợp với mình. Một ý tưởng ập tới với mình - làm Nhân sự.

 

Throughout my university years, I was active in a club. In my first year, I wanted to improve my communication skills, so I decided to join a club. And, well, despite my shyness, I chose the department that required the most communication skill - Human Resources. 

Chẳng là do suốt mấy năm đại học, mình có hoạt động trong câu lạc bộ của trường. Hồi năm đầu đại học, mình mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp của mình, thế là mình quyết định tham gia câu lạc bộ. Và, à ừm, mình máu chiến mà, mình chọn luôn ban cần khả năng giao tiếp nhất - Ban Nhân Sự.

 

Through working time here, I found myself falling in love with the tasks of human resources. But the reality was different.

Thông qua quá trình làm việc và học hỏi ở đó, mình nhận ra đã fall in love với những công việc của một người Nhân sự. Ấy vậy mà thực tế thì khác. 

 

In my internship semester of my third year, I was assigned a position that involved many practical HR tasks, and... my dream shattered again. What I enjoyed about working in the club in the HR role was being able to care for others. Since most students were away from home for the first time, they had tons of things weighing on their minds. So, one of our tasks was to pay attention to their emotional well-being, to be someone who listened and empathized with their worries. But in reality, when working in HR at a company, they had completely different tasks, and caring for others was only a small (sometimes nonexistent) part of their job description.

Ở kì thực tập cuối năm ba, mình được làm một vị trí cho mình nhiều đầu việc thực tế của một người Nhân sự, và… mình lại vỡ mộng. Thứ mình thích khi hoạt động ở CLB với vai trò Nhân sự, đó là mình quan tâm được người khác. Vì phần lớn các bạn sinh viên khi đó là lần đầu xa nhà, có hàng tấn thứ để họ tối tăm mày mặt. Do vậy, một trong những nhiệm vụ của tụi mình là để ý đến tâm tư tình cảm của họ, để có thể là người ở cạnh bên lắng nghe, đồng cảm với những âu lo của họ. Nhưng thực tế khi đi làm NS ở doanh nghiệp, họ có những công việc hoàn toàn khác biệt, và việc để tâm đó chỉ là một phần nhỏ (đôi khi không có) trong mô tả công việc của họ.

 

But fortunately, through exposure to such tasks, I realized that I wasn't suited for that job. What's even luckier is that during my internship there, I had the opportunity to do some data analysis tasks and discovered an interest.

Nhưng cũng may mắn là nhờ tiếp xúc với công việc như thế, mình mới biết được mình không phù hợp với công việc đó. Lại càng may mắn thêm, khi thực tập ở đó, mình có cơ hội được làm một vài task phân tích dữ liệu và nhận thấy sự thích thú ở bản thân. 

 

And, like a signal, I knew about the Mentoring program about the Data industry, and started studying data-related courses at university. Then I delved deeper and realized that this could be a suitable job for me, due to certain personality and competency requirements matching. What followed is history (:D). So after a roundabout journey, I returned to a job related to the IT field (it’s really one cannot choose their career path, huh :|). It's been over a year now since I've been working in this field, and I'm still enjoying it immensely.

Và, như một “tín hiệu vũ trụ”, mình biết đến chương trình Mentoring của khoa về ngành Data, và được học những môn học về Data ở trường. Sau đó mình đào sâu tìm hiểu và nhận thấy đây có thể là công việc phù hợp với mình, bởi những sự trùng khớp nhất định về yêu cầu tính cách, năng lực. Những gì sau đó là lịch sử (:D). Vậy là sau một đường vòng, mình lại quay về với một công việc liên quan đến ngành CNTT (đúng là nghề chọn người thật :|). Đến nay là hơn một năm mình làm trong lĩnh vực này, và mình vẫn đang rất tận hưởng nó. 

 

So, just try and keep making mistakes. I believe you've probably heard this quote many times, but it’s true. I really like the quote from Mark Rober (an American YouTuber, engineer, inventor, and educator - according to Wikipedia, and formerly an engineer at NASA):

“Thinking like an engineer: failure is a part of the process. It’s how you learn, and thinking this way means you’re resilient. It’s getting back up after being knocked down, approaching things differently, and trying until you get it right. That determination helps kids tackle everyday challenges and it's the same determination that puts rovers on other dang planets!”.

(By the way, I highly recommend you guys to check out Mark’s Youtube channel, I believe you’ll love his content and humor sense”!)

Vậy nên, cứ thử và cứ sai đi. Mình tin rằng chắc các cậu đã từng nghe câu này nhiều lần, but it’s true. Mình rất thích câu nói của Mark Rober (một Youtuber người Mỹ, kỹ sư, nhà sáng chế, và nhà giáo dục - theo Wikipedia, và từng là kỹ sư tại NASA):

“Hãy suy nghĩ như một kĩ sư: thất bại là một phần của quá trình. Đó là cách chúng ta học tập, và suy nghĩ theo cách này giúp chúng ta kiên cường hơn. Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, tiếp cận mọi thứ một cách khác đi và thử đến khi nào bạn làm được. Chính sự quyết tâm này giúp bọn trẻ con giải quyết được những thách thức hằng ngày, và đó cũng chính là cách những chiếc Rover (xe tự hành) lăn bánh trên những hành tinh khác!”.

(nhân tiện thì mình rất khuyến khích các cậu tìm kênh Youtube của Mark, mình tin là các cậu sẽ thích content và khiếu hài hước của anh ta thôi!)

 

At Saigon A.I., especially in the Data Science team, we are always encouraged by our bosses to try applying different methods, truly dive into understanding and applying them, in order to solve the problems. Whenever a method doesn't succeed, we describe it to everyone in the team, and then continue experimenting with new methods.

Tại Saigon A.I., đặc biệt là ở Data Science team, tụi mình luôn được các sếp khuyên hãy thử áp dụng từng phương pháp khác nhau, thật sự đặt tay vào tìm hiểu và áp dụng chúng, để có thể giải quyết được bài toán đặt ra. Mỗi khi một phương pháp áp dụng chưa thành công, bọn mình sẽ mô tả lại cho tất cả mọi người trong team nghe, và sau đó tiếp tục thử nghiệm phương pháp mới.



Therefore, in my opinion, if you like something, try experiencing it with your own hands and senses. Only then can you truly feel whether you like it or not.

Vậy nên, theo mình, nếu cậu thích một cái gì đó, hãy thử trải nghiệm nó, bằng chính đôi tay và các giác quan của cậu. Chỉ khi đó, cậu mới thực sự cảm nhận được mình có thích nó hay không.

3. Lifelong Learning (extra)

Ah yeah, so I mentioned only 2 lessons earlier, right? Let’s see this third one as a bonus for those who read to the end, okay? :D

Ừ thì ở trên mình nói 2 bài học thôi đúng không… thêm điều thứ 3 này coi như bonus cho ai đọc tới cuối nhá :D 

A teacher at my university once shared in class: “If you stop, it means you're falling behind”. In an era where everything is developing at such a rapid pace, if we don't keep updating ourselves, we're actually being swept backward by the wave.

Một giảng viên Đại học của mình đã từng chia sẻ trong lớp: “Nếu bạn dừng lại nghĩa là bạn đang thụt lùi”. Trong thời đại mà mọi thứ phát triển nhanh đến chóng mặt thế này, nếu chúng ta không cập nhật bản thân, thì chính là đang bị làn sóng nhấn chìm về phía sau.

 

For about a year now, with the strong development of large language models (LLMs), more commonly known as ChatGPT, humans have started to panic and ask countless questions about which jobs will be replaced and which new jobs will be created. According to statistics from Goldman Sachs, these AI tools are causing disruption to 300 million full-time workers worldwide.

Như khoảng một năm nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình ngôn ngữ lớn LLMs (hay được biết đến rộng rãi hơn với ChatGPT), loài người bắt đầu hoảng loạn và đặt ra hàng tá câu hỏi rằng liệu ngành nghề nào sẽ bị thay thế, và công việc mới nào sẽ được tạo ra. Theo số liệu thống kê của Goldman Sachs, các công cụ AI này gây ra sự gián đoạn đến 300 triệu người lao động toàn thời gian trên toàn cầu.

(Source: ChatGPT: the 10 Jobs Most at Risk of Being Replaced by AI (businessinsider.com))

 

Therefore, Lifelong Learning - that's the last thing I want to share with you all. Personally, I believe that any job requires continuous learning if it wants to develop, or at least learn to keep up with current trends. I was once amazed when I took a stroll down the street and came across middle-aged street vendors selling new hand-squeezed lemon tea, even though this recipe had only been on-trend on TikTok for a few days prior.

Theo đó, Lifelong Learning - chính là điều cuối cùng mình muốn chia sẻ với các cậu. Cá nhân mình tin rằng, bất cứ một ngành nghề nào đều phải học hỏi liên tục nếu muốn phát triển lên, hoặc ít là phải học để bắt kịp xu hướng hiện tại. Mình đã từng choáng ngợp trong lần một đi dạo trên đường và bắt gặp các cô chú trung niên bán hàng rong đã có món nước trà chanh giã tay, dẫu món này chỉ mới on-trend trên TikTok khoảng vài ngày trước.



"The only thing I know is that I don’t know anything" - Socrates. I think we should prepare ourselves with an open mind, be ready to embrace new things, and consider learning as a lifelong journey.

“The only thing I know is that I don’t know anything” - Socrates. Mình nghĩ chúng ta nên chuẩn bị cho bản thân một tư duy cởi mở, sẵn sàng đón nhận những thứ mới, và xem việc học tập là suốt đời. 

and

“Stay hungry, stay foolish” - Steve Jobs.

Thank you all for reading. Have a good day!

Cảm ơn cậu đã đọc đến đây. Chúc một ngày vui vẻ nhé! 

-

Hoang Phuoc, Data Analyst.

Hoàng Phước, Chuyên viên phân tích dữ liệu.