Skip to content

Better communication with people of the opposite type (Part 1)

By Thoa, Project Coordinator
November, 2022

(5-min-reading)

An extrovert couldn’t understand how someone may spend the whole holiday reading in silence. An introvert, on the other hand, finds it difficult to comprehend why someone would always be up for all-night parties.

Một người hướng ngoại không thể hiểu tại sao một người lại có thể dành cả ngày nghỉ lễ chỉ để đọc sách trong im lặng. Trong khi một người hướng nội cũng khó lòng mà hiểu được tại sao ai đó có thể luôn luôn có mặt ở những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng.

The misunderstanding between introverts and extroverts makes the communication gap between them widen.

Những ngộ nhận có sẵn giữa người hướng nội và người hướng ngoại càng làm vách ngăn giao tiếp giữa họ lớn thêm.

Rewind two years ago to when I had the opportunity to work with several teams in college, I had a memorable experience of being the leader of a group in class to develop a business plan for an innovative idea. The first meetings were quiet, which surprised me because on other teams I’d joined, there were nonstop debates.

Nhớ lại hai năm trước khi tôi có cơ hội làm việc với một vài nhóm thời đại học, tôi đã có một trải nghiệm thực sự đáng nhớ khi trở thành trưởng một nhóm phát triển ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong lớp. Những buổi họp đầu tiên khá im lặng, và điều đó thực sự làm tôi ngỡ ngàng bởi những nhóm trước đây tôi làm việc luôn có những cuộc tranh luận không hồi kết.

I started searching topics on Google like “how to make people talk,” “how to generate ideas”, and so on. I also found the book named Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop by Susan Cain and read more personality research. These discoveries really changed me. When speaking with others, I am more aware of myself and make an effort to adopt new viewpoints.

Tôi bắt đầu tìm kiếm trên Google những từ khóa đại loại như “làm sao để thúc đẩy người khác nói”, “làm sao để tạo ra ý tưởng”,v.v. Sau đó tôi tình cờ biết đến cuốn Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop bởi tác giả Susan Cain và đọc thêm một vài nghiên cứu về tính cách. Những khám phá này thực sự thay đổi tôi. Chẳng hạn khi tôi trò chuyện cùng người khác, tôi nhận thức rõ hơn về mình cũng như luôn cởi mở tiếp thu những quan điểm mới.

About the group I mentioned above, after talking and slowly getting to know each other then trying new brainstorming ways, we actually had some small successes. We later became close friends.

Về nhóm thời đại học mà tôi đã kể ở trên, sau khi từ từ hiểu nhau hơn cũng như áp dụng những phương pháp thảo luận mới, chúng tôi thực sự có một vài thành công nhỏ trong khoảng thời gian đó. Sau này chúng tôi trở thành những người bạn tốt của nhau.

As an IT project coordinator, I currently get to talk a lot with IT engineers, who I guess tend to be more introverted than other jobs. Discussing with them how introverts and extroverts interact made me very excited and realized how important it is to understand the opposite type can help in communication at the workplace. Because of this, I want to explore in this article how extroverts and introverts might communicate more effectively.

Hiện tại, khi là một quản lý dự án phần mềm, tôi có cơ hội trò chuyện nhiều với những kỹ sư công nghệ thông tin, những người mà tôi đoán là có xu hướng hướng nội hơn những ngành nghề khác. Khi tán gẫu với họ về cách mà người hướng nội và người hướng ngoại tương tác với nhau trong môi trường làm việc khiến tôi thấy rất hứng thú và nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu được hai kiểu tính cách đối ngược sẽ giúp ích ra sao trong giao tiếp trong môi trường làm việc. Vì vậy, trong bài viết này tôi muốn thảo luận về cách mà người hướng nội và người hướng ngoại có thể giao tiếp tốt hơn.

First, let’s see what exactly people mean when we say someone is introverted?

Đầu tiên hãy xem chính xác thì một người như thế nào được gọi là hướng nội?

INTROVERT, EXTROVERT, AMBIVERT

HƯỚNG NỘI, HƯỚNG NGOẠI, HƯỚNG TRUNG

In 1921, Carl Jung published a book called ‘Psychological Types’. In the book, Jung proposes four main functions of consciousness: two perceiving or non-rational functions (sensation and intuition), and two judging or rational functions (thinking and feeling). These functions are modified by two main attitude types: extroverted and introverted.

Vào năm 1921, Carl Jung xuất bản cuốn sách ‘Psychological Types’. Trong cuốn sách, Jung đề xuất bốn chức năng chính của ý thức: hai chức năng nhận thức hoặc phi lý tính (cảm giác và trực giác), và hai chức năng phán đoán hoặc lý trí (tư duy và cảm giác). Các chức năng này được chia thành hai kiểu tính cách chính: hướng ngoại và hướng nội. 

Extroverts focus more on the world outside themselves while introverts focus on their own mental world. Extroverts are recharged by social events and activities, while introverts are recharged by time alone.

Người hướng ngoại hướng ra thế giới bên ngoài trong khi người hướng nội hướng vào thế giới bên trong tâm hồn họ. Người hướng ngoại được nạp năng lượng từ những hoạt động xã hội, trong khi người hướng nội lấy lại năng lượng khi ở một mình.

Because of this, extroverts might prefer to engage in as much social engagement as they can, because it gives them more energy. Introverts, on the other hand, may like engaging in less stimulating activities and find enjoyment in reading, writing, or meditation.

Vì vậy, người hướng ngoại có thể sẽ ưu tiên tham gia những hoạt động xã hội nhiều nhất có thể bởi điều đó giúp họ có thêm năng lượng. Ngược lại, người hướng nội có thể hứng thú với những hoạt động ít kích thích từ môi trường hơn và tìm thấy sự thỏa mãn khi đọc sách, viết hoặc thiền.

This is the critical point between introverts and extroverts, not the outer traits that lead us to believe that introverts are shy and extroverts are confident.

Đây là điểm khác nhau mấu chốt giữa người hướng nội và người hướng ngoại chứ không phải những đặc điểm bên ngoài khiến chúng ta tin rằng người hướng nội thì luôn ngại ngùng và người hướng ngoại thì rất tự tin.

However, we also must be aware that there is no such thing as a “pure extrovert” or “pure introvert.” Some people fall more in the extroverted or introverted ends of the scale, while others may fall in the middle and be classified as ambiverts, who are said to be moderately comfortable in social situations but also enjoy some solitary time.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rằng không có người nào “hướng nội hoàn toàn” hoặc “hướng ngoại hoàn toàn”. Một số người sẽ nằm ở điểm gần cuối của chỉ số hướng nội hoặc hướng ngoại trong thang đo tính cách, một số khác sẽ nằm ở điểm giữa được gọi người hướng trung, họ vừa thoải mái với những hoạt động xã hội nhưng cũng rất tận hưởng khoảng thời gian một mình.

(Source: https://www.simplypsychology.org/)

Although introversion and extroversion are not defined by the outer traits we frequently observe, our place on this continuum somehow influences how we choose friends and partners, as well as how we converse, settle disputes, and demonstrate affection.

Mặc dù tính hướng nội và hướng ngoại không được định nghĩa bằng những đặc điểm bên ngoài chúng ta thường thấy, vị trí của chúng ta trên dải thang đo tính cách ở trên sẽ phần nào ảnh hưởng cách chúng ta chọn bạn bè và bạn đời, cũng như cách chúng ta trò chuyện, giải quyết mâu thuẫn và thể hiện tình cảm.

Having read thus far, I hope you have a different perspective on what someone means when they say they are an introvert or an extrovert. Next, I’d like to discuss the common misunderstanding about introverts and extroverts that causes communication problems between these two types of people.

Từ đây, tôi hi vọng bạn đã có cách nhìn khác khi ai đó chia sẻ với bạn họ là người hướng nội hay hướng ngoại. Tiếp theo, tôi muốn nói đến ngộ nhận phổ biến giữa người hướng nội và người hướng ngoại tạo nên những vấn đề trong giao tiếp giữa hai kiểu tính cách này.

Common misunderstanding of introverted and extroverted!

Ngộ nhận phổ biến của tính cách hướng nội và hướng ngoại! 

MISUNDERSTANDING

NGỘ NHẬN

“There’s zero correlation between being the best talker and having the best ideas.”

“Không có mối tương quan nào giữa người giỏi nói chuyện và việc có những ý tưởng tốt nhất.”

Susan Cain

If two friends – an extrovert and an introvert, go to a party with 100 people, it is obvious that the extrovert will easily reach out to more people, engage in more conversation, and be more active than the introvert.

Nếu hai người bạn – một người hướng ngoại và một người hướng nội, tham gia bữa tiệc với 100 người khác, dễ nhận ra người hướng ngoại dễ tiếp cận với nhiều người hơn, hào hứng với nhiều cuộc nói chuyện hơn, và có vẻ như năng động hơn người hướng nội.

This leads to a serious misunderstanding that: extroverts are better nonverbal decoders than introverts. In other words, we often mistakenly believe that extroverts are more agile than introverts.

Điều này dẫn đến một ngộ nhận nghiêm trọng: Người hướng ngoại giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ hơn người hướng nội. Nói cách khác, chúng ta thường nhầm tưởng người hướng ngoại thì nhảy số nhanh hơn người hướng nội.

To clear up this misunderstanding, let’s explore how the brains of introverts and extroverts differ in certain areas.

Để làm sáng tỏ ngộ nhận này, hãy cùng khám phá bộ não của người hướng nội và hướng ngoại khác nhau như thế nào trong một số vùng nhất định.

Lieberman, M. D., & Rosenthal, R. (2001). Why introverts can’t always tell who likes them: Multitasking and nonverbal decoding. Journal of Personality and Social Psychology, 80(2), 294–310. The authors propose that introverts are less able to multitask and thus are poorer at nonverbal decoding, but only when it is a secondary task. Prior research has uniformly extracted the nonverbal decoding from its multitasking context and, consequently, never tested this hypothesis. 

Trong Lieberman, M. D., & Rosenthal, R. (2001). Why introverts can’t always tell who likes them: Multitasking and nonverbal decoding. Tạp chí Personality and Social Psychology, 80(2), 294–310. Tác giả đề xuất rằng người hướng nội ít có khả năng đa nhiệm hơn và do đó giao tiếp phi ngôn ngữ được xem là kém hơn, nhưng chỉ khi đó là nhiệm vụ thứ yếu. Nghiên cứu trước đó chỉ quan tâm tới giao tiếp phi ngôn ngữ trong môi trường đa nhiệm và do đó chưa bao giờ kiểm tra giả thuyết này.

What does this actually mean?

Điều này thực sự có ý nghĩa gì?

Authors propose that the important correlation of extraversion is working memory efficiency, rather than nonverbal decoding ability. More efficient working memory processes might translate into more effective social multitasking. 

Tác giả đề xuất mối liên hệ đáng quan tâm của tính cách hướng ngoại đó là hiệu quả làm việc của bộ nhớ, hơn là khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Hiệu quả làm việc của bộ nhớ càng cao thì khả năng đa nhiệm càng tốt.

In general, extroverts are better nonverbal decoders with numerous social goals at once, while introverts are better nonverbal decoders with social goals in order.

Tóm lại, người hướng ngoại giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ hơn với nhiều mục tiêu xã giao cùng một lúc, trong khi người hướng nội giỏi hơn với các mục tiêu xã giao theo thứ tự.

In general, extroverts are better nonverbal decoders with numerous social goals at once, while introverts are better nonverbal decoders with social goals in order.

Tóm lại, người hướng ngoại giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ hơn với nhiều mục tiêu xã giao cùng một lúc, trong khi người hướng nội giỏi hơn với các mục tiêu xã giao theo thứ tự.

This research helps us understand how the brains of introverts and extroverts process information differently, helping each to know how to shine in a conversation.

Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu sự khác nhau khi xử lý thông tin của não bộ giữa người hướng nội và người hướng ngoại, và biết được mỗi kiểu tính cách sẽ tỏa sáng theo cách riêng trong cuộc trò chuyện.

Truly understanding the definition of introvert and extrovert is the first thing to break the communication gap between them. But how to apply it to reality is not easy and needs time to practice, as I will talk about in the next part.

Thực sự hiểu được định nghĩa hướng nội và hướng ngoại là điều đầu tiên để phá vỡ vách ngăn giao tiếp giữa họ. Nhưng làm thế nào để áp dụng nó vào thực tế thì không hề đơn giản và cần có thời gian luyện tập, đây cũng là điều tôi sẽ nói với các bạn ở phần tiếp theo của bài viết.

(To be continuing…)