Skip to content

3 THINGS I’VE CHANGED SINCE I WORKED AS A FULL-TIME EMPLOYEE

3 THINGS I’VE CHANGED SINCE I WORKED AS A FULL-TIME EMPLOYEE

(5-min-reading)

Honestly, I do not have any wonderful experiences for you guys who’re reading my blog. But here are my stories about the stage when I was turning from a student into an official employee. 

Thật lòng mà nói thì mình không có những kinh nghiệm to tát gì để chia sẻ cho những người đang đọc blog của mình. Dưới đây là những mẩu chuyện nhỏ của mình lúc mình đang ở trong giai đoạn “chuyển mình” từ một sinh viên trở thành một người lao động thực sự.

1/. I used to want a job without communication 

I will describe myself as a part-time introvert, who wants to talk a lot when I feel comfortable, or a full-time Pisces who likes to deep dive into my thoughts most of the time. Why I mention it here is because I used to think that if I worked in technology, I would not have to communicate a lot with anyone, such as customers,… I was absolutely wrong. working as a Data Analyst, I still had to interact with my team and my client’s coworkers. Also, my English speaking was not good at that time, just enough for daily conversations. But I had to collaborate with a team which included people from various countries. English might not be their first language, mine too. We had to call through meetings and also discuss a lot not to misunderstand each other as least as possible. 

That’s the thing I did not like the most, somehow it made me a little bit stressful and forced me to change myself. Hmm, on the other hand, it also encouraged me to improve my English faster, and my communication skills, too. Through this time, I realized how bad my communication is. I was not able to express myself and my ideas, even did not even have enough confidence to stand in front of many people to present. I improved a little bit. My colleagues have helped me, even though they did not realize. They listen and do not try to correct when someone says something wrong.  I gradually got used to dealing with speaking out. I do not have any tips except for “Face it, until you make it”. That’s how my problem was fixed. 

Mình sẽ miêu tả chính mình như một người hướng nội part-time – người sẽ muốn nói rất nhiều khi mình thấy thoải mái, hay một Song Ngư full-time – lặng im và chìm vào rất nhiều suy nghĩ mọi lúc. Tại sao mình lại đề cập như thế, vì mình đã từng cho rằng, nếu mình làm việc trong lĩnh vực công nghệ, mình sẽ không phải giao tiếp với nhiều người, với khách hàng chẳng hạn. Và mình hoàn toàn sai, làm Data Analyst, mình vẫn cần tương tác với team của mình và những đồng nghiệp từ phía khách hàng. Tiếng Anh của mình lúc đó cũng không hề tốt, chỉ đủ cho giao tiếp đơn giản hàng ngày. Mình phải cùng làm việc với một team mà mọi người đến từ nhiều đất nước. Tiếng Anh có thể không phải ngôn ngữ chính của họ, và mình cũng vậy. Tụi mình phải họp và trao đổi rất nhiều tránh việc hiểu nhầm ít nhất có thể.

Đây có lẽ là điều mình không thích nhất khi đi làm, nó khiến mình khá căng thẳng, giống như buộc mình phải thay đổi bản thân vậy. Hmm, mặt khác thì việc này giúp mình cải thiện Tiếng Anh nhanh hơn và cả kỹ năng giao tiếp nữa. Qua thời gian này, mình nhận ra kỹ năng giao tiếp của mình từng rất tệ. Mình thậm chí không đủ tự tin để có th thuyết trình trước nhiều người, hay nói ra suy nghĩ của mình. Hiện tại thì mình đã cải thiện một chút. Đồng nghiệp của mình đã giúp mình, dù họ có không nhận ra điều đó, rằng, họ lắng nghe khi ai đó nói và không cố bắt lỗi khi người đó nói sai. Dần dần mình đã quen với việc nói ra suy nghĩ của bản thân. Mình không có bí quyết gì ngoại trừ: Hãy đối mặt với nó cho đến khi bạn thực hiện được nó. Đó là cách mà vấn đề của mình được giải quyết.

2/. Need to ask questions, especially good questions

Why I considered asking good questions is one of my AHA moments. If you may not know what aha moment is before. It’s like the moment when you suddenly discover an insight that can make you say WOW. I like to research everything myself and do not want to bother anyone. If I want to comprehend something, I must really work on it in practice so that I will be able to fully understand and remember better. Otherwise, if I just hear something once, normally I won’t focus on it carefully then have to review later or completely forget after that. 

This habit caused trouble when I was beginning to be in charge of my current project. After a couple first meetings, I usually missed some of the required information and did not ask my inquiries on time. Regardless, me and my coworkers are in different time zones, they can not answer me right away every time. It was certainly impossible for me to finish 100% of the tasks and meet the expectations, even slow down the project’s progress. 

What would happen if I kept my status for a long time? I think I was not able to work on my project individually or at least it required my company more resources to help me complete my jobs. My solution was that I forced myself to change by practicing listening more carefully. Therefore, I could understand immediately and avoid forgetting any things by taking notes. By this way, I would discover what I was not clear yet and ask on time. It saved more time for me and my team. Of course, those should be good questions. This is an important tip I have learnt from my company. 

So what is a good question? For me, it should contain the problem you have and also the solutions you have tried. It helps the person you ask to know better the context of your issue and exclude what you tried then think about other better ways. It saves time and is effective for both sides. I do not like to ask, but for now I think asking in the correct way can be a really great tip to solve problems, also not only for the working environment, but also in daily lives.

Tại sao mình lại nghĩ việc hỏi là một trong những AHA moments của mình. Nếu như bạn chưa biết về AHA moments trước đó, thì nó giống như là khoảnh khắc mà bạn đột nhiên phát hiện ra một điều gì đó, một insight mà khiến bạn phải thốt lên là WOW. 

Mình là một người thích tự tìm tòi và không thích làm phiền người khác. Nếu mình muốn hiểu một thứ gì đó, mình sẽ phải thực sự làm nó trên thực tế thì mình mới có thể hiểu tường tận và nhớ kỹ hơn. Mặt khác, nếu mình chỉ nghe lướt qua, thường mình sẽ không thể tập trung và cần ôn lại nó hoặc mình sẽ quên sau ngay sau đó.

Thói quen này gây rắc rối cho mình khi mà mình bắt đầu đảm nhiệm cho dự án hiện tại của mình. Sau một vài buổi họp đầu tiên, mình thường quên một số yêu cầu và không hỏi về thắc mắc của mình ngay lập tức. Tuy nhiên, mình và những đồng nghiệp cùng dự án không ở cùng một múi giờ. Họ không thể trả lời thắc mắc của mình mọi lúc được. Đương nhiên mình không thể hoàn thành 100% công việc và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, thậm chí còn trễ tiến độ dự án.

Việc gì sẽ xảy ra nếu mình cứ tiếp tục trạng thái đó một thời gian dài. Mình nghĩ mình không thể làm việc một cách độc lập hoặc công ty sẽ phải mất nhiều tài nguyên hơn để giúp mình hoàn thành công việc. Cách giải quyết của mình lúc đó là mình buộc bản thân phải thay đổi bằng cách tập lắng nghe cẩn thận hơn. Nhờ đó, mình có thể hiểu ngay lập tức và ghi chú để không quên bất kì điều gì. Bằng cách này, mình có thể phát hiện ra những điểm mình chưa rõ ràng và hỏi đúng lúc. Việc này giúp mình và cả team tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Đương nhiên là nên hỏi những câu hỏi hay. 

Đây là điều mà mình đã được học từ công ty. Vậy câu hỏi tốt là như thế nào? Đối với mình, câu hỏi nhưng nên bao gồm vấn đề bạn gặp phải, cũng như cách giải quyết mà bạn đã thử. Nó sẽ giúp người mà bạn hỏi hiểu rõ hơn về ngữ cảnh của vấn đề và loại bỏ những giải pháp bạn đã làm và nghĩ về những giải pháp khác tốt hơn. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn cho cả hai bên. Mình không thích hỏi nhưng giờ mình nghĩ, nếu hỏi đúng cách sẽ là một tip rất tuyệt để giải quyết vấn đề, không chỉ ở môi trường làm việc mà còn ở cuộc sống hàng ngày nữa.

3/. Work-life balance

Ah~ Back to myself again. I’m truly a night owl. My brain works more efficiently at night, I believe so. Working as an official employee means that I have to come to the office from Monday ’till Friday and 8:30am to 6pm. 

My habit didn’t seem like a big deal when I was at school. I just took a half-day class, after that, I had plenty of time to rest and hang out before starting working on school stuff at night. However, a desk job is not similar to school at all. I can not postpone my job until late night and look like dead and not conscious enough to work the next morning. It sounds quite irresponsible, isn’t it? When I asked my boss for her advice, she told me to arrange my tasks throughout the day. Find a good time when I really focus to finish the important tasks, and the rest of time for smaller tasks or learning a new skill. Besides that, I also tried to schedule out-of-work time to have enough energy and health for the next working day. After applying my boss’s tip, my daily work seems more smooth. But I must say that I’m not actually successful in fixing my biological clock and still live like an owl or live in Vietnam with somewhere else’s time zone. Don’t be like me so that you can have a healthier work-life balance. 

A~ trở lại về câu chuyện của bản thân mình. Mình là một con cú đêm đích thực. Não bộ mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn vào ban đêm, mình tin là như vậy. Làm nhân viên chính thức đồng nghĩa với việc mình sẽ phải đi làm thứ Hai đến thứ Sáu từ 8h30 sáng đến 6h chiều. Thói quen của mình không thành vấn đề gì lúc mà mình còn đi học. Mình chỉ đến lớp nửa ngày, và có hàng tá thời gian nghỉ ngơi và đi chơi trước khi bắt đầu với bài vở vào buổi đêm. Tuy nhiên, công việc văn phòng thì không giống trường học tí nào. Mình không được trì hoãn công việc tới đêm và trông như sắp chết vào mỗi sáng đến công ty và không đủ tỉnh táo để làm việc. Nghe có vẻ hơi vô trách nghiệm nhỉ? Khi mình xin lời khuyên từ sếp, cô ấy đã nói rằng mình nên sắp xếp thời gian biểu cho lượng công việc mỗi ngày. Những việc quan trọng sẽ làm vào khoảng thời gian mình tập trung nhất, và thời gian còn lại dành cho những việc nhẹ nhàng hơn hoặc là học một kỹ năng mới chẳng hạn. Bên cạnh lời khuyên từ sếp, mình cũng cố gắng sắp xếp thời gian ngoài công việc hợp lý hơn để có đủ năng lực cho ngày làm việc tiếp theo. Áp dụng những tip từ sếp, công việc dường như trôi chảy hơn đối với mình. Tuy nhiên, mình phải nói rằng mình đã không thay đổi được đồng hồ sinh học của mình và vẫn sống như cú hoặc là sống ở Việt Nam với múi giờ của một nơi nào đó. Vậy nên, mọi người đừng như mình để có cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh hơn nhé.